Sự khác biệt giữa màn hình tương tác, máy chiếu tương tác và bảng tương tác

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các công cụ hỗ trợ tương tác ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong giáo dục. Một trong số những công cụ đó là bảng tương tác, máy chiếu tương tác và màn hình tương tác, cả ba đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và làm việc nhóm. Tuy nhiên, để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa các sản phẩm là điều cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt giữa màn hình tương tác thông minh , máy chiếu tương tác và bảng tương tác, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn.
 

1.  Bảng tương tác truyền thống
Bộ bảng tương tác dùng cho phòng học đã được biết đến từ lâu với cấu tạo chính gồm:
– Bảng tương tác (1);
– Máy chiếu (2);
– Máy vi tính (3);
– Loa (4);
– Các phụ kiện kết nối (5);
– Phần mềm định vị điểm tương tác (6).

Nguyên lý hoạt động của Bảng tương tác: Bảng tương tác và Máy chiếu được kết nối đến máy vi tính. Hình ảnh được truyền từ máy vi tính qua máy chiếu và chiếu lên bảng. Trên máy vi tính có cài đặt phần mềm định vị điểm cảm ứng. Người dùng sẽ chạm vào bề mặt của bảng tương tác để điều khiển máy vi tính.

2. Máy chiếu tương tác
Về nguyên lý hoạt động, cơ bản cũng giống như Bảng tương tác tuy nhiên có sự cải tiến đó là: Bảng tương tác được thay bằng một tấm bảng phẳng thông thường hoặc tường phẳng. Cấu tạo bộ máy chiếu tương tác bao gồm:
– Bảng phằng (1)
– Máy chiếu (2)
– Bộ sensor định vị cảm ứng (3)
– Máy vi tính (4)
– Loa (5)
– Các phụ kiện kết nối (6)
– Phần mềm định vị điểm cảm ứng (7)

Nguyên lý hoạt động của máy chiếu tương tác: Hình ảnh của máy vi tính được máy chiếu chiếu lên bảng phẳng, bộ sensor kết hợp phần mềm sẽ định vị điểm cảm ứng. Người dùng chạm vào mặt bảng phẳng để điều khiển máy chiếu.
 

3. Màn hình tương tác thông minh
Là thiết bị All In One (tích hợp tất cả trong một), bao gồm: Màn hình cảm ứng đa điểm chạm, Máy vi tính, Loa và các phần mềm tương tác được cài đặt trong máy vi tính.
Vì là thiết bị tích hợp nên với màn hình tương tác thông minh, người dùng chỉ cần bật lên và chạm vào bề mặt màn hình để điều khiển máy vi tính tích hợp.
Ngoài máy vi tính tích hợp, màn hình tương tác thông minh cũng dễ dàng kết nối không dây hoặc kết nối có dây đến các thiết bị bên ngoài như: Case máy vi tính để bàn, Laptop, Điện thoại thông minh, Máy tính bảng, …
Đặc biệt khi kết nối máy vi tính đến màn hình tương tác thông minh thì không cần phải cài đặt thêm phần mềm định vị/ Driver mà vẫn cảm ứng chính xác.
 
Bảng so sánh dưới đây tổng hợp những ưu nhược điểm của Bảng tương tác, Máy chiếu tương tác và Màn hình tương tác thông minh:
 
Tiêu chí Bảng Tương Tác Máy Chiếu Tương Tác Màn Hình Tương Tác Thông Minh 
Cấu Tạo Phức tạ, bao gồm nhiều thiết bị kết nối với nhau Tương đối phức tạp.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiết bị.
Là thiết bị ALL IN ONE với nhiều công năng.
Tính thẩm mỹ Phòng hoc, phòng họp rất bừa bộn Hài hòa nhưng vẫn chưa được gọn gàng. Phòng học, phòng họp rất gọn gàng và nhìn bắt mắt.
 
Tính tiện lợi Nhiều thiết bị cài đặt rườm rà
Khó di chuyển
Hệ thống dây kết nối phức tạp
Hệ thống kết nối phức tạp
Khó di chuyển với nhiều thiết bị rườm rà
Tối thiểu dây kết nối, hỗ trợ kết nối không dây với các thiết bị khác
Dễ dàng di chuyển mọi nơi, trong nhà hoặc ngoài trời
Độ phân giải, chất lượng hình ảnh Có thể bị mờ do ánh sáng
Về cơ bản vẫn sử dụng máy chiếu nên vẫn bị hiện tượng bóng đen trên màn hình khi có vật cản, máy chiếu thông thường với độ phân giải cao nhất là: WXGA : 1366 x768 ,nên chưa được đẹp và sắc nét
Sử dụng lâu dài bóng đèn máy chiếu sẽ bị mờ
Hình ảnh hiển thị là hình ảnh của máy chiếu, các máy chiếu tương tác hiện nay có độ phân giải: WXGA, WUXGA, Full HD.
Sau một thời gian sử dụng, hình ảnh sẽ mờ dần.
Hình ảnh hiển thị sắc nét, với độ phân giải 4K ( gấp 4 lần Full HD )
Chất lượng hình ảnh tốt do màn hình LCD, hình ảnh hiển thị mãi đẹp như mới.
 
Chương trình phần mềm Không dùng phần mềm, chỉ đơn giản trình chiếu màn hình máy tính với sự hỗ trợ của dây cáp và máy chiếu. Không dùng phần mềm, sử dụng chử yếu vào máy chiếu trình chiếu đơn giản Dùng phần mềm, vì vậy người học từ xa cũng có thể truy cập và tương tác.
Khả năng tương tác Có thể tương tác đa điểm, nhưng chỉ dưới 5.
Tốc độ cảm ứng chậm
Tương tác tối đa được 10 điểm Có thiết kế lên đến 20 điểm chạm, vì vậy nhiều người có thể tương tác cùng lúc.
Bảo vệ mắt 
Sử dụng lâu sẽ gây khó chịu mắt do sự tác động từ ánh đèn đèn máy chiếu khi đứng thao tác.
Do tuổi thọ bóng đèn halogen ngắn nên sau khoảng thời gian 1 năm sử dụng, hình ảnh máy chiếu trên bảng tương tác sẽ mờ gây ảnh hưởng đến mắt người dùng.
Ít được trang bị nên sử dụng lâu dài gây ảnh hưởng đến mắt của người dùng.  Với màn hình tương tác thông minh hiện nay được trang bị rất nhiều công nghệ bảo vệ sức khỏe người sử dụng như:
Chống trảm
Công nghệ loại bỏ ánh sáng màn hình
Công nghệ lọc ánh sáng xanh,…
Vị trí lắp đặt Chỉ được sử dụng trong phòng ít ánh sáng
Phù hợp nhất là lắp lên tường
Chỉ được sử dụng trong phòng ít ánh sáng
Phù hợp nhất là lắp lên tường.
Sử dụng trong phòng nhiều ánh sáng, kể cả ngoài trời.
Có nhiều cách lắp đặt khác nhau: lắp lên tường, lắp lên chân cố định, lắp lên chân cơ di động hoặc lắp lên chân điện đa năng.
Vị trí sử dụng Chỉ phù hợp lắp cố định trong phòng  Chỉ phù hợp lắp cố định trong phòng Có thể sử dụng trong phòng học, phòng họp , dễ dàng di chuyển giữa các phòng, hoặc sử dụng di động ở các sự kiện bên ngoài.
Tuổi thọ
Vì sử dụng máy chiếu, tuổi tắt đèn trong khoảng 5.000 ÷ 10.000 giờ. 
Chất lượng ảnh giảm rõ ràng khi gần hết tuổi tắt đèn.
Vì sử dụng máy chiếu, tuổi tắt đèn trong khoảng 5.000 ÷ 10.000 giờ. 
Chất lượng ảnh giảm rõ ràng khi gần hết tuổi tắt đèn.
Tuổi thọ đèn màn hình lên tới 30.000, thậm chí là 50.000 giờ.
Nếu bình quân một ngày sử dụng màn hình 8 giờ thì với tuổi của đèn màn hình này, bạn có thể sử dụng được trong khoảng 15 năm.
Điện năng tiêu thụ Điện năng tiêu thụ cao Điện năng tiêu thụ cao Rất tiết kiệm điện năng
Chi phí bảo trì
Chi phí bảo trì cao : Vệ sinh máy chiếu, thay linh kiện máy chiếu.
Phải thêm chi phí thay linh kiện bóng đèn sau thời gian sử dụng.
Chi phí bảo trì cao: Vệ sinh máy chiếu, thay linh kiện máy chiếu
Phải thêm chi phí thay linh kiện bóng đèn sau thời gian sử dụng.
Gần như không phát sinh thêm chi phí trong quá trình sử dụng.


4. Lựa chọn bảng tương tác, máy chiếu tương tác hay màn hình tương tác thông minh?
Để xác định người dạy, cơ sở giáo dục nên sử dụng bảng tương tác, máy chiếu tương tác hay màn hình tương tác thông minh thì cần xét đến những yếu tố sau:

Nhu cầu giảng dạy: Nếu lớp học phát triển theo định hướng dạy học kết hợp thì nên sử dụng màn hình tương tác thông minh để người học từ xa có thể dễ dàng theo dõi và tương tác với lớp học.

Số lượng học sinh: Nếu số lượng học sinh đông thì nên chọn màn hình tương tác thông minh để có cảm ứng đa điểm tốt hơn, đảm bảo nhiều người học có thể cùng tham gia xây dựng bài.

Khả năng tài chính: Với lớp học nhỏ chỉ được tổ chức trực tiếp, người dạy nên chọn bảng tương tác hay máy chiếu tương tác để tiết kiệm chi phí. Nếu không thì người dạy vẫn nên chọn màn hình tương tác thông minh để đảm bảo hiệu quả giảng dạy.

Người dạy có thể yên tâm vì số giờ sử dụng trung bình của thiết bị này lên đến 50.000 giờ, tương đương với có thể dùng 10 tiếng mỗi ngày trong 16 năm, vì vậy sẽ không cần đầu tư và sửa chữa nhiều lần.

5. Kết luận: Qua những phân tích trên về ưu điểm vượt trội của màn hình tương tác thông minh so với bảng tương tác truyền thống và máy chiếu tương tác, thì màn hình tương tác thông minh là lựa chọn tốt nhất hiện nay để trang bị cho các phòng học, phòng hội họp và trong các lĩnh vực khác.

Bài viết trên phần nào giúp ích được cho các bạn có lựa chọn phù hợp nhất: Bảng tương tác, Máy chiếu tương tác, Màn hình tương tác thông minh cho nhu cầu sử dụng của mình

Để được tư vấn nhiều hơn vui lòng liên hệ Bộ phận tư vấn – Công ty TNHH Thiết Bị Nghe Nhìn Trường Thịnh để được hỗ trợ miễn phí.

Điện thoại/Zalo:  0989.512.004
Email: quoctuan298@gmail.com
 



Danh mục